Thứ Bảy, 1 tháng 4, 2017

Benchmark nhanh Galaxy S8 sẽ bán ở Việt Nam: 175 ngàn điểm Antutu, hơn 6000 GeekBench đa nhân

Samsung Galaxy S8 có hai phiên bản: bản Exynos 8895 sẽ bán ở Việt Nam và bản Qualcomm SnapDragon 835 sẽ bán ở thị trường Mỹ. Bọn mình thử nghiệm nhanh điểm benchmark của phiên bản Exynos thì máy đạt được những số điểm rất khả quan, điểm Antutu đạt khoảng 175 ngàn điểm, cao hơn 30% so với S7 edge. Điểm Geekbench đơn nhân chỉ là 1961, không ấn tượng nhưng đa nhân lại lên tới 6279.

Ngoài ra ở các phép benchmark 3D Mark và PC Mark thì điểm số của Galaxy S8 cũng đều rất tốt. Lưu ý đây vẫn chỉ là máy thử nghiệm, chưa phải là máy cuối cùng. Samsung vẫn còn hơn nửa tháng để hoàn thiện sản phẩm và đưa ra những bản cập nhật nâng cao hiệu năng cho máy.

Dù sao đi nữa, vẫn cần nhắc lại là điểm benchmark mang tính vui vẻ và giải trí với nhau mà thôi. Chừng nào mà máy của bạn vẫn hoạt động tốt thì chúng ta càng không cần quan tâm đến các điểm số này.

1. Antutu:
AnTuTu là một công cụ benchmark all-in-one. Nó có thể đo hiệu năng liên quan đến CPU, GPU, RAM, lưu trữ. Phần kiểm tra CPU sẽ đánh giá khả năng xử lí số thực và dấu chấm động và tối ưu hóa cho vi xử lí đa nhân, trong khi bài test GPU kiểm tra mức độ thực thi của hình ảnh 2D lẫn 3D. Ở bài benchmark về RAM, AnTuTu sẽ kiểm tra băng thông và độ trễ của việc truyền dữ liệu trong hệ thống. Cuối cùng, những bài test về lưu trữ sẽ đo tốc độ đọc ghi của chip nhớ flash trên máy Android của bạn. Sau khi ứng dụng đã hoàn thành công việc của mình, bạn có thể xem kết quả trong thẻ Scores. AnTuTu có thể đo từng phần cứng riêng biệt và thể hiện cho bạn xem kết quả của mình đứng thứ mấy. Bạn cũng có thể xem những thiết bị đang đứng đầu bảng nữa.

Screenshot_20170331-193037.jpg
2. Geekbench 4
Geekbench là một công cụ benchmark đa nền tảng, được trang bị hệ thống với khả năng tính toán hiệu suất đơn nhân và đa nhân.

Geekbench 4 sẽ được trang bị nhiều bộ dữ liệu công việc ("workload") hoàn toàn mới dùng để đánh giá khả năng xử lý ("stress test") của CPU, GPU, bộ nhớ cache và bộ nhớ RAM. Những bộ "workload" này bao gồm nhiều thuật toán nhỏ ở bên trong, có những cái quen thuộc và những cái không quen thuộc với các nhu cầu sử dụng hàng ngày của người dùng thông thường. Mục đích chung là để benchmark khả năng xử lý thực tế của một chiếc máy tốt đến cỡ nào
Screen Shot 2017-04-01 at 9.52.44 AM.png

3. 3D Mark

Đây cũng là một công cụ benchmark đa nền tảng, dùng để đo sức mạnh đồ hoạ của các thiết bị khác nhau, từ máy tính cho đến điện thoại. Một loạt các phép thử đồ hoạ từ nhẹ đến nặng sẽ được thực hiện khi quá trình benchmark bắt đầu và cho ra kết quả cuối cùng.

3DMarkAndroid_2017-03-31_19-42-01.jpg
4. PC Mark
Đây là công cụ có khả năng kiểm tra cả hiệu suất lẫn thời gian sử dụng pin của máy. Tuy nhiên, thời gian sử dụng pin của một thiết bị thì bọn mình đã có một quy trình gần hơn với người dùng và thực tế hơn, do đó, PC Mark trong các bài kiểm tra hiệu năng chỉ được dùng để test hiệu suất. Trong quá trình chạy, phần mềm sẽ thực hiện nhiều tác vụ khác nhau, như duyệt web, chơi video,...nhằm mô phỏng các thao tác sử dụng của người dùng, sau đó tính toán hiệu suất làm việc của máy.

Screenshot_20170331-195815.jpg

0 nhận xét

Đăng nhận xét

Lưu ý: Chỉ thành viên của blog này mới được đăng nhận xét.