Chủ Nhật, 23 tháng 4, 2017

Đánh giá thiết kế mới của Google Play - đẹp, gọn và dễ dùng hơn trong việc quản lý các ứng dụng

Nếu vài ngày gần đây bạn có vào Google Play, bạn có thể nhận thấy một điểm khác biệt: phần “Ứng dụng của tôi”, nơi bạn có thể cập nhật ứng dụng hoặc cài đặt lại những lượt tải xuống trước đây, đã được thiết kế lại với bố cục gọn gàng, chặt chẽ hơn giúp sử dụng không gian tốt hơn nhiều.

android 2.jpg

Nó cũng cho phép bạn xem thông tin hữu ích hơn trong nháy mắt mà không cần mở thêm tab hoặc chuyển đổi giữa các màn hình. Google cuối cùng đã tìm ra cách giúp những vấn đề về trải nghiệm người dùng trên ứng dụng Play Store của họ. Để có thể đánh giá những cập nhật này có tốt hay không, chúng ta hãy xem bố cục trước đây của phần “Ứng dụng của tôi” và so sánh.

Hình ảnh đầu tiên bên dưới (hình trái) là thiết kế của Play Store ở phiên bản cũ. Bạn có cảm thấy chật chội? Tại sao có rất nhiều khoảng trống không được sử dụng? Tại sao các icon lại lớn như vậy? Tại sao người ta lại quan tâm đến việc ứng dụng đó được đánh giá mấy sao nếu họ đã cài đặt nó? Bố cục cũ này cũng khiến việc cập nhật từng ứng dụng riêng lẻ mất nhiều công sức hơn vốn có. Bạn phải nhấn vào từng ứng dụng riêng biệt nếu bạn không muốn tốn thời gian ngồi chờ máy chạy khi "cập nhật tất cả".

android 1.jpg

Cơ bản thì mình thấy thiết mới gọn và đẹp hơn. Cụ thể là các biểu tượng của ứng dụng và cả các thẻ cho mỗi ứng dụng đều được thiết kế với một kích thước hợp lý. Chúng ta có thể xem nhiều ứng dụng hơn trên màn hình.

Ngoài ra việc cập nhật ứng dụng đã đơn giản và dễ tiếp cận hơn rất nhiều. Bạn chỉ cần nhấn vào nút cập nhật bên cạnh một ứng dụng cụ thể nếu nó có một tính năng mới tuyệt vời mà bạn muốn thử mà không cần cập nhật hàng loạt các ứng dụng khác cùng một lúc. Và dòng chữ ngay bên dưới tên ứng dụng cũng hữu ích hơn. Bạn có thể thấy kích thước của bản cập nhật, thông tin này sẽ rất hữu ích nếu chúng ta đang dùng 3G và có dung lượng dữ liệu di động hạn chế.

Thiết kế bên tab “Đã cài đặt” cũng đã được làm lại và cho phép bạn sắp xếp ứng dụng theo bốn tiêu chí:
  • Thứ tự trong bảng chữ cái
  • Cập nhật lần cuối
  • Sử dụng lần cuối
  • Kích cỡ


android 3.jpg


Nếu như trên iPhone, App Store chỉ cho chúng ta xem những ứng dụng được cập nhật gần đây nhất thì trên Google Play với phiên bản này, người dùng chủ động hơn trong việc quản lý các ứng dụng của mình. Cụ thể là trong trường hợp một ứng dụng rất ít đưa ra bản cập nhật nhưng nó lại là ứng dụng mình hay dùng nhất thì trên App Store nó sẽ nằm tít xuống dưới và mình phải scroll nhiều còn trên Play Store mình có thể chọn "Sử dụng lần cuối" sắp xếp để biết ứng dụng nào mình thường dùng.

Ở lần cập nhật này, chúng ta có thêm 2 tabs mới là "Thư viện" và "Beta". "Thư viện" sẽ cho bạn biết những ứng dụng bạn đã cài đặt bằng tài khoản người dùng trên Play Store nhưng chưa có trên thiết bị bạn đang đăng nhập. Nói dễ hiểu hơn là bạn có 1 chiếc điện thoại và 1 chiếc máy tính bảng, bạn thường dùng điện thoại hơn và bạn tải nhiều ứng dụng trên đó hơn. Tuy nhiên một ngày bạn đổi qua dùng chiếc máy tính bảng và bạn cần tải những dụng của bạn mà bạn đã dùng trên điện thoại. Lần này bạn chỉ cần vào tab "Thư viện" và click tải về mà không cần phải tìm từng ứng dụng nữa. Một tính năng khá tiện lợi đối với những người sử dụng nhiều thiết bị như mình. Điều này cũng đồng nghĩa Google đang muốn hướng đến một hệ sinh thái ứng dụng và thiết bị kết nối hơn.

Đối với tab "Beta", tab này chỉ xuất hiện nếu bạn đăng ký chương trình thử nghiệm của một ứng dụng nào đó. Tại đây bạn sẽ được tải ứng dụng bản thử nghiệm và xài thử trước nhiều người khác. Cái này cũng rất thú vị dành cho những người tò mò thích tó mó những cái lạ.

Mỗi hãng sẽ có chiến lược và quy tắc thiết kế riêng, những đánh giá của mình trên đây là cảm nhận cá nhân mà bạn có thể đồng ý hoặc không đồng ý với mình. Điều quan trọng là Google đã lắng nghe, người dùng và cập nhật sản phẩm của mình để mang đến cho chúng ta một Play Store đẹp hơn và tiện dụng hơn. Chúc các bạn sẽ có những trải nghiệm mới với thiết kế lần này.

0 nhận xét

Đăng nhận xét

Lưu ý: Chỉ thành viên của blog này mới được đăng nhận xét.