Thứ Sáu, 22 tháng 4, 2016

Bị kiện cạnh tranh không lành mạnh, Google đối mặt với án phạt 7 tỉ USD

Thứ hai vừa qua,  làng công nghệ đã một lần nữa được làm nóng bởi tin Ủy ban Châu Âu có thể sẽ phạt Google (và Alphabet, công ty mẹ của Google) về hành vi chống cạnh tranh nếu Ủy ban này có thể chứng minh được rằng Google đang cho các ứng dụng và dịch vụ của mình những lợi thế không công bằng khi liên kết với các nhà sản xuất đối tác để chúng được cài trước trên các thiết bị Android. Nếu tòa ra quyết định Google có tội thì Ủy ban Châu Âu có thể phạt gã khổng lồ số tiền lên tới 7,45 tỉ USD, tương đương 10% của doanh thu cả công ty trong năm 2015.  Google đối mặt với án phạt 7 tỉ USD


Google có thể bị buộc tội vi phạm luật cạnh tranh của Liên minh châu Âu vì ưu ái các dịch vụ của mình trên các thiết bị Android, theo New York Times.
Các dịch vụ bị cáo buộc bao gồm công cụ tìm kiếm và Google Maps trên các máy Android do Google sản xuất, The New York Times dẫn lời ba nhân vật giấu tên hoạt động cho cả chính phủ và tư nhân cho biết.
Lời cáo buộc, được gọi trang trọng là Tuyên ngôn Phản đối, có thể được công bố tại Brussels (Bỉ) muộn nhất là cuối tháng.
Mặc dù người dùng được hưởng lợi ích từ việc được sử dụng một bộ sản phẩm miễn phí ngay từ khi mới dùng máy tính bảng android, tuy nhiên điều này đồng nghĩa với việc họ bị hạn chế trong việc tìm kiếm và phát hiện ra những ứng dụng mới. Là nhà cung cấp của hệ điều hành Android, Google đang thu lợi từ việc buộc các thiết bị phải cài đặt bộ phần mềm của mình, và trong các hợp đồng với các nhà sản xuất phần cứng cũng xuất hiện những điều khoản ưu tiên trình duyệt Chrome hay công cụ Google được đề xuất bởi nhà sản xuất hay bán lẻ.
Có thể thấy rõ vị thế của Google khiến các hãng phần mềm cạnh tranh rơi vào tình thế như thế nào, tuy nhiên, bà Vestager cũng cho rằng người tiêu dùng cũng bị ảnh hưởng bởi họ không có được khả năng lựa chọn tốt nhất có thể. Google thì cho rằng điều này không gây hại một chút nào, Phó chủ tịch Kent Walker khẳng định Android là “hệ sinh thái dựa vào nguồn mở và các phát minh có tính mở”. Kent Walker cũng “hi vọng tiếp tục làm việc với Ủy ban Châu Âu” và cho rằng công ty chỉ làm những việc “tốt cho những bên cạnh tranh và tốt cho người tiêu dùng”.
Các viên chức chống độc quyền của châu Âu cáo buộc Google lợi dụng ưu thế của họ trên thị trường châu Âu nhằm đẩy mạnh các dịch vụ tìm kiếm. Án phạt có thể lên tới 7 tỷ USD, tương đương 10% lợi nhuận năm của họ. Đây là mức phạt cao nhất theo quy định.
Trong một diễn biến khác, Ủy ban Thương mại Liên bang tại Washington cũng đang tìm các vi phạm của Google liên quan đến Luật chống độc quyền Mỹ. Các nhân viên tại đây từng điều tra và cáo buộc dịch vụ tìm kiếm của Google vi phạm luật cạnh tranh liên bang. Tuy nhiên, cuối cùng họ không đưa ra bất kỳ hình phạt nào.
Theo giới phân tích, vụ việc này đã được dự đoán từ lâu. Vào năm 2013, châu Âu nói rằng họ nhận được một lời than phiền từ FairSearch, một nhóm các đối thủ của Google, bao gồm cả Ocrale và Nokia. Aptoide - một chợ điện tử Android từ Bồ Đào Nha cũng đâm đơn vào năm 2014.
Phản hồi những lời than phiền trên, Ủy ban châu Âu tuyên bố rằng họ sẽ điều tra vai trò của Google trong hệ điều hành Android, và liệu rằng các đối thủ có bị đối xử bất công hay không.
“Người dùng xứng đáng có thêm lựa chọn, cải tiến trên thiết bị và ứng dụng của mình”, The New York Times dẫn lời Thomas Vinjie, Luật sư từ FairSearch cho biết. “Một tuyên ngôn phản đối trong vụ việc Android có thể là bước tiến lớn cho cạnh tranh và cả cho khách hàng”.
Các cáo buộc này là một trong những thử thách lớn nhất dành cho Sundar Pichai, CEO mới lên năm ngoái của Google. Họ đang thuộc quyền sở hữu của Alphabet.
Điều gì sẽ xảy ra trong thời gian tới?
EC đã gửi văn bản cho cả Google lẫn công ty mẹ Alphabet. Giờ thì chúng ta cần phải đợi trả lời chính thức từ Google, sau đó là hàng loạt những vòng điều trần với việc Google chứng minh mình không hoặc ít thể hiện sự độc quyền, cũng như một vài đợt đàm phán giữa EC với Google về chính sách cài sẵn app. Rất có thể Google sẽ phải nộp một số tiền phạt nào đó, không loại trừ khả năng lên đến hàng tỉ USD vì án phạt của EC thường sẽ áp dụng 10% doanh thu cả năm. Tuy vậy, EC thường muốn dùng quyết định cấm bán để đe dọa hơn là phạt tiền.
Hiện tại, Google đang đối mặt với áp lực ngày càng tăng cho cùng vấn đề trên, và đã đến lượt Pichai cùng các đồng sự lên tiếng.
Hiện Google có 12 tuần để có phản ứng thích hợp với Ủy ban Châu Âu. Số tiền phạt và hệ lụy của nó có thể khiến Google gặp một cú shock lớn chưa từng thấy. Ngoài ra đi kèm với tiền phạt sẽ là sự thay đổi về chính sách về ứng dụng và dịch vụ của Google trên rất nhiều thiết bị Android trên toàn thế giới. Chưa thể biết phản ứng của người dùng là gì, ủng hộ hay không ủng hộ, tuy nhiên chắc chắn nếu có sự thay đổi thì người dùng vẫn sẽ được hưởng lợi nhiều nhất.

Có thể bạn quan tâm: 

Lỗi bảo mật nghiêm trọng trên iOS 8 được fix trên iOS 9

0 nhận xét

Đăng nhận xét

Lưu ý: Chỉ thành viên của blog này mới được đăng nhận xét.